Là một người yêu bóng đá Việt Nam, chắc hẳn bạn đã xem rất nhiều trận đấu bóng đá, trong đó có những trận chỉ có 7 người. Vậy bạn đã tìm hiểu về loại hình thi đấu này chưa? Có gì khác biệt với bóng đá thông thường không? Các vị trí thi đấu như thế nào…hãy cùng Tructiepdabong giải đáp về cách đá hậu vệ cánh sân 7 theo nội dung bài viết dưới đây nhé.
Cách đá hậu vệ cánh sân 7 như thế nào?
Về hình thức, bóng đá sân 7 cũng tương tự như bóng đá thông thường. Hiện nay bóng đá 7 người rất phổ biến ở Việt Nam, nhất là khu vực ngoài miền Bắc. Hằng ngày, ta có thể bắt gặp một trận đấu sân 7 ở bất cứ đâu. Thậm trí có tới hàng trăm, hàng nghìn trận đấu được diễn ra trên khoảng vài chục sân cỏ nhân tạo khắp Hà Nội và toàn miền Bắc. Thị trường cho thuê sân bóng cũng vì thế và phát triển theo.
Để phong trào bóng đá lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng phát triển, theo Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) và LĐ bóng đá Việt Nam (VFF), họ đưa ra bộ luật bóng đá sân 7 với 17 điều mục đích chủ yếu phục vụ cho lứa tuổi trên. Tuy nhiên, trong giới bóng đá phủi có những luật lệ riêng phù hợp với thể trạng và thể hình người Việt. Ngoài ra, cách vận hành sơ đồ 7 người của bóng đá phủi đôi lúc cũng có sự khác biệt.
Nhiệm vụ của hậu vệ cánh sân 7
Ở bóng đá chuyên nghiệp, hậu vệ cánh (hậu vệ biên) là những người thực hiện đa chức năng: nhiệm vụ chính là phòng ngự đồng thời vừa phải tham gia tấn công khi cần thiết. Ở trên sân 7 cũng vậy, trong đó nhiệm vụ phòng ngự được ưu tiên nhiều hơn, tùy theo ý đồ của đội bóng mà hậu vệ cánh sân 7 linh hoạt vận hành. Theo đó, hậu vệ biên phải thực hiện những pha xoạc bóng, cắt bóng, tắc bóng, tranh cướp bóng, cắt đường chuyền bóng của đối phương một cách nhanh nhẹn, chính xác, hiệu quả.
Ngoài ra, trong tấn công, hậu vệ cánh có nhiệm vụ gia tăng áp lực ở cánh, kéo dãn đội hình đối phương để các tiền đạo có thể bó vào trong. Về mặt trận tấn công, người ta nhận định rằng đội bóng tốt sẽ có hai cánh giỏi vì khi đội nhà tấn công, họ sẽ là người bám biên, mở ra khoảng trống cho tiền đạo bên trong.
Trong bóng đá 7 người, sơ đồ thường được dùng là 3-1-2 hoặc 3-2-1, trong đó 2 hậu vệ cánh đá gần như bao trọn 2 cánh. Trong một số tình huống cá biệt, các hậu vệ biên có thể được yêu cầu dâng cao hoặc ở nhà tham gia phòng ngự với hậu vệ quét. Khi đó, sơ đồ có thể biến thể thành 2-2-2 hoặc 2-3-1 mỗi khi tấn công hoặc phòng ngự. Do đó, hậu vệ biên đôi khi cũng có trách nhiệm phòng ngự khu vực trung tâm khi cần.
Các kỹ thuật một hậu vệ cánh sân 7 cần có
Phòng ngự cánh là nhiệm vụ chính của hậu vệ biên, do đó họ là người buộc phải nắm vững các kỹ thuật sau để thực hiện tốt vai trò của mình. Để làm được điều này thì các hậu vệ cần phải có khả năng đọc tình huống tốt nhanh nhẹn. Khi đó, vị trí của các hậu vệ cánh sẽ phải thấp hơn vị trí của đối phương để ngăn cản họ chuyền bóng cho nhau.
+ Kỹ thuật tranh bóng: Đây là kỹ thuật quan trọng với cầu thủ hậu vệ cánh. Các cầu thủ cần có một kỹ thuật tranh cướp bóng tốt mới có thể chiến thắng trong các pha tranh chấp.
Thông thường, khi đối phương có bóng thì hậu vệ cánh sẽ phải nhanh chóng theo kịp đối phương để anh ta không có thời gian kịp xử lý bóng. Đây gọi là áp sát. Thường chỉ có hậu vệ biên là phải áp sát trong khi các trung vệ sẽ lãnh trách nhiệm bọc lót. Cụ thể, hậu vệ biên sẽ phải chạy thật nhanh và che trước mặt đối thủ để chờ thời cơ cướp được bóng. Nếu như nhanh trí thì còn có thể ra động tác để buộc đối phương phạm lỗi với mình.
+ Kỹ thuật kèm người: Về cơ bản là áp sát, không cho đối phương có không gian để xử lý bóng. Tiếp cận đối phương bằng cách áp sát thật nhanh, chạy ngắn và giảm tốc độ, xác định góc phòng ngự. Tư thế kèm người gồm có trọng tâm, di chuyển hai bên và bằng mũi chân hạn chế khả năng hoạt động của cầu thủ đối phương.
+ Kỹ thuật chuồi bóng: Dùng lực đưa chân chạy theo và phải làm gì để chân truy cản vòng phía trước đối thủ để tránh bị trọng tài thổi còi phạm lỗi. Kỹ thuật chuồi bóng là kỹ thuật yêu cầu độ chính xác cao, nếu không sẽ gây chấn thương cho cả bản thân và đối thủ.
+ Kỹ thuật một đối một: Khi các hậu vệ một đói 1 với đối thủ thì cần bình tĩnh đứng trước mặt đối phương để đối phương đi chuyển lùi ra phía sau mình, chú ý không nên lao thẳng về phía đối thủ, bạn có thể bị lừa một cách dễ dàng. Đồng thời, các cầu thủ cũng cần phải đảm bảo rằng vị trí của mình không che khuất tầm nhìn của thủ môn để đảm bảo rằng thủ môn có thể cản phá được những cú sút của đối thủ.
+ Kỹ thuật một đối 2 hoặc có thể là nhiều hơn: Việc các hậu vệ cánh sẽ phải đối mặt với chuyện 1 đánh 2 ở ngoài biên là chuyện thường xảy ra. Lúc này, hậu vệ cánh sẽ phải nhanh chóng lao đến để chiếm được vị trí của cầu thủ có vị trí thấp nhất trong những cầu thủ của đối phương. Cố gắng đứng giữa và hơi lệch về hướng của cầu thủ có bóng để có thể chặn được cầu thủ đối phương có thể chạy hoặc chuyền, đảm bảo cả 2 phương án của đối thủ đều có thể bị khóa chặt.
Kết luận
Trên đây, là những chia sẻ của chúng tôi về cách đá hậu vệ cánh sân muốn gửi đến bạn đọc. hi vọng bài viết này hữu ích với bạn. Để theo dõi Trực Tiếp Đá Bóng TV và cập nhật thêm thông tin mới các bạn nhớ thường xuyên truy cập vào website Tructiepdabong TV mỗi ngày nhé.